Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Bí quyết trồng hoa đào chắc thắng

Bí quyết nghề trồng đào Nhật Tân

Tôi vốn là người rất mê chơi đào. Tết năm nào tôi cũng lên “ thủ đô” của đào là làng Nhật Tân xưa để chọn mua một cây đào thật ưng ý về chơi xuân. Có điều tôi không hiểu làm thế nào mà người trồng đào có thể có những gốc đào lâu năm, có gốc sù sì với dáng nom rất đẹp và đặc biệt là đào lại nở đúng vào dịp tết bất kể thời tiết nóng lạnh như thế nào.
Vậy những người trồng đào Nhật Tân có bí quyết gì để có được cây đào đẹp và điều khiển việc ra hoa của cây theo biến đổi của thời tiết như thế?
Và rồi một sự tình cờ may mắn đã đến với tôi. Số là một lần tôi mua lại mảnh vườn trồng đào của một gia đình có nghề trồng đào ở Nhật Tân. Trước khi mua đất, tôi có nói với ông chủ vườn:
- Tôi thấy đào của ông rất đẹp nhưng tôi lại chưa trồng đào bao giờ. Vậy tôi làm thế nào để trồng được cây đào như của ông?
Ông chủ vườn vui vẻ đáp:
- Bác cứ yên tâm. Sau khi bác có đất trong tay, em sẽ giúp bác nắm được bí quyết của nghề trồng đào.
Nghe vậy tôi như mở cờ trong bụng. Sau khi giao đất lại cho tôi, chủ vườn giữ đúng lời hứa giúp tôi bước vào nghề trồng đào. Thì ra để có được cây đào đẹp không hề đơn giản. Đầu tiên ông chủ phải chờ đến mùa xuân cất công lên tận miền rừng núi xa xôi để tìm được những cây đào rừng có gốc đẹp và khoẻ. Những cây này thường phải 3-4 tuổi trở lên. Tất cả những cây đánh về phải giữ được bầu đất của nó rồi cho lên xe chở về.
Nhìn những cây đào rừng gốc nom đẹp thì có đẹp nhưng cành lá cứ thẳng băng, hoa lại ít và màu rất nhạt, tôi hỏi ông chủ với giọng không giấu nổi thất vọng :
- Cây đào như thế này làm sao cho tán cây tròn trịa, hoa mầu hồng tươi nở chi chít như cây trong vườn của ông được?
Ông chủ cười đáp:
- Bác cứ xem em làm rồi sẽ biết.
Tôi để ý thấy trước khi trồng đào, ông chủ làm đất rất kỹ cho tơi xốp và bón phân hữu cơ đã ủ hoai rồi mới đem trồng. Ông chủ tỉa bớt cành lá, tưới nước cho cây và đất rồi dặn:
- Hàng ngày anh nhớ tưới cho các cây trong vườn nhé! Sang năm tôi sẽ quay lại.
Tôi tưởng mọi chuyện thế là ổn nên làm đúng theo lời ông chủ dặn và nóng lòng chờ đợi ngày cây đào ra hoa.



Một năm trôi qua, ông chủ vườn đã trở lại và bảo tôi:
- Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành ghép cây giữa đào rừng và đào nhà.
- Để làm gì vậy hả ông? – Tôi ngạc nhiên hỏi lại.
- Đào rừng chỉ lấy gốc nuôi cây, còn muốn có cành và hoa đẹp, phải ghép với đào nhà mới được.
Nói rồi ông mở một gói nhỏ trong có đầy mắt cây và giảng giải:
- Đây là mắt ghép lấy từ cây đào nhà. Mắt này phải lấy ở những cây khoẻ mạnh, hoa đẹp thì mới tốt.
Với bàn tay thành thạo, ông ghép một loạt cây trong vườn tôi rất nhanh rồi dặn dò cách chăm sóc. Tôi làm theo ông thì thấy cây ghép phát triển rất tốt và ra cành có tán rất tròn và đẹp đúng như tôi mong ước. Có điều là tôi vẫn thắc mắc không hiểu ông chủ điều khiển ra hoa như thế nào.
Một hôm vào trước tết chừng hai tháng ông chủ đất bỗng đột ngột trở lại nhà tôi. Sau khi thăm vườn, ông dùng một con dao khoanh một vòng quanh phần vỏ ở gần gốc cây. Tôi tò mò hỏi ông:
- Ông làm như vây để làm gì?
Ông chủ giải thích:
- Làm như vậy nhằm giảm nhựa cung cấp cho cây để cho đào rụng bớt lá đồng thời kích thích cho việc ra hoa, giúp cho đào ra hoa nhiều.
Tôi tưởng thế đã xong. Nào ngờ đến khoảng non một tháng trước tết, ông chủ lại có mặt tại khu vườn của tôi để kiểm tra. Lần này ông không chỉ quan sát các cây đào mà còn chú ý cả dự đoán thời tiết tết nữa. Từ đó ông lại tiến hành khoanh vỏ cây một lần thứ hai. Lần này ông làm có vẻ tỉ mỉ và lâu hơn. Vừa làm ông vừa nói với tôi:
- Khoanh đào lần này rất quan trọng. Tuỳ theo thời tiết và sinh trưởng của cây mà khoanh vỏ cây nhiều hay ít, nặng hay nhẹ tay. Từ đó có thể khống chế hoa nở đúng vào dịp tết. Việc này đòi hỏi kinh nghiệm lâu năm của người trồng đào.
Bấy giờ tôi mới thấm thía câu nói xưa: “ Nghề chơi cũng lắm công phu”.
Tết năm đó, vườn đào của tôi đã có rất nhiều cây có dáng đẹp, tán tròn đầy và điều quan trọng là hoa nở đúng vào dịp tết cổ truyền của dân tộc. Nhìn cây tôi lại nhớ đến công ơn của ông chủ vườn tốt bụng.
Trên đây là một vài bí quyết về nghề trồng đào Nhật Tân mà tôi muốn chia sẻ với các bạn yêu hoa đào và muốn có những cây đào đẹp trong vườn nhà mình nở đúng dịp tết như mong muốn. Chúc các bạn thành công.

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

KHÔNG KHÓ ĐỂ TRỒNG LOÀI HOA CHO BẠN BỘN TIỀN

Hoa ly tuy là loại cây khó trồng nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiểu và biết kỹ thuật trồng hoa ly là chăm sóc hoa ly để nâng cao hiệu quả và năng suất
Ngoài những cây trồng công nghiệp và nông nghiệp thì trong những năm gần đây, nước ta còn chú trọng và chuyển canh trồng các loại hoa. Hoa ly là một trong những loài hoa khá được ưa chuộng và được trồng khá nhiều. Tuy nhiên để trồng và đạt hiệu quả cao thì người dân cần phải chú trọng đến kỹ thuật trồng hoa ly và cả quá trình chăm sóc.
Được trồng khá nhiều ở miền Bắc, hoa ly hay còn gọi là hoa lily, một trong những loài hoa có giá trị kinh tế cao, hoa thơm, lâu tàn và có màu sắc đẹp. Là loại hoa ôn đới, thích hợp với thời tiết mát mẻ. Hoa thường được sử dụng để trang trí trong nhà, văn phòng hay vào những ngày lễ tết. Với việc trồng đúng quy trình kỹ thuật, người trồng sẽ có được những bông ly đẹp nhất.
trong hoa ly
Quy trình chọn giống và củ giống
Giống được trồng là những củ được bảo quản lạnh trong dài ngày, nên chọn củ tròn, to và mập, đặc biệt không có bất cứ vết sâu bệnh nào và hoàn toàn chưa nảy mầm. Để giống nảy mầm tốt, nên ngâm củ giống trong dung dịch Daconil 75WP từ khoảng 5 đến 10 phút để phòng trừ nấm bệnh. Sau đó pha 1 gói Daconil 10g với 8 lít nước sạch, ngâm và vớt ra để trồng.
Quy trình chọn đất
Hoa ly có thể trồng với nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất nhiều mùn, hoặc đất thịt nhẹ là tốt nhất. Là loại cây có rễ ăn nông, vì vậy nên chọn đất thoát nước, có tính tơi xốp là điều quan trọng để có những hoa ly đẹp.
trong hoa ly
Kỹ thuật trồng hoa ly
Để hoa ly phát triển tốt nhất nên trồng trong điều kiện trời mát , nên trồng buổi sáng từ 6 đến 9 giờ, vào  buổi chiều từ 14h trở đi. Hoa lý trồng trọng chậu thì cho ½ đất đã trộn vào chậu hoa, sau đó đặt các củ ngay ngắn, mầm hướng lên phía bên trên. Cho tiếp ½ đất trồng còn lại vào chậu, tưới nhẹ. Nén nhẹ đất, giữ cố định vị trí của củ giống trước khi di chuyển chậu.
Quy trình chăm sóc hoa ly trong thời lỳ sinh trưởng
Cần duy trì độ ẩm trong quá trình sinh trưởng để hoa ly phát triển tốt nhất. Vì trồng trong đất quá khô cây sẽ không sinh trưởng. Nếu thiếu nước quá nhiều, hoặc ánh sáng không đủ thì sẽ khiến thân lá mềm, yếu, cây vươn dài,và tỷ lệ hoa mù cao. Lượng nước tưới nhiều hay ít phụ thuộc vào đất, nhiệt độ không khí, giống, tình hình sinh trưởng của cây và hàm lượng muối trong đất. Để cây phát triển tốt nhất trong thời kỳ sinh trưởng nên tưới trước 10 giờ sáng, và phun lên cây để tránh làm cho đất quá ẩm, đồng thời sẽ tăng được độ ẩm trong nhà kính. Khi cây ra hoa nên tưới ít nước và tránh phun lên cây, vì như vậy dễ làm thối nụ, hoa.
trong hoa ly
Khi hoa cao 15 - 20cm, tức sau khoảng 3 tuần trồng, thì tiến hành bón thúc. Dùng phân Đầu Trâu có thành phần N-P-K (20-20-15+ Te), pha loãng 1kg/250 lít nước, để tưới cho 600 chậu 3 cây (100m2). Định kỳ 5-7 ngày/1 lần. Ngoài ra, muốn nâng cao chất lượng hoa, khi cây đã mở lá (20 - 25 ngày sau trồng) có thể phun một số phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng như: Atonik, Đầu Trâu (502, 901, 902), phun định kỳ 5 - 7 ngày/lần.

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

5 cách cắm hoa ly đơn giản mà đẹp mê người

1. Cách cắm hoa ly cổ điển
Hướng dẫn 5 cách cắm hoa ly để bàn tuyệt đẹp 1
Hoa ly dùng để bó nghệ thuật hay cắm xốp thường khá tiện vì có nhiều kiểu cách cho bạn lựa chọn. Tuy vậy với kiểu cắm lọ để bàn thường dụng trong cuộc sống hàng ngày của gia đình, gần như ai cũng chọn kiểu cổ điển này: cắm hoa ly bằng chân (các cành cắt đều nhau), xòe tròn đều, thêm một số hoa phụ (thường là hoa hồng, hài hòa hay tương phản màu) xen kẽ, cuối cùng là những nhanh hoa cỏ nhỏ xinh hay lá dài tỏa đều vươn ra khỏi mặt hoa thật tự nhiên. Đây hẳn là một bố cục hoành chỉnh khá quen thuộc trong tâm lý thưởng thức hoa ly của đa số, vì thế kiểu cắm hoa ly cổ điển này sẽ rất phù hợp cho những gia đình nhiều thế hệ hay những dịp lễ lạt đông vui!
2. Cách cắm hoa ly thanh nhã
Hướng dẫn 5 cách cắm hoa ly để bàn tuyệt đẹp 2
Với trào lưu phong thủy trong decor nhà hiện đại, mọi người thường cắm hoa hài hòa theo màu sắc của nội thất hay của bản mệnh chính gia chủ. Bạn cũng có thể dùng hoa ly theo phong cách này bởi hoa ly giờ có rất nhiều màu khác nhau cho bạn lựa chọn. Khi cắm, bạn chọn hoa ly cùng chung một màu, những bông hoa phụ cũng có màu gần tông với hoa ly. Vì màu sắc gần nhau nên cách tốt nhất để đường nét hoa ly nổi bật là bạn dùng chính lá xanh cắm xen kẽ giữa các bông hoa. Kiểu cắm hoa này rất thanh nhã, nhất là khi bạn dùng màu trắng.
3. Cách cắm hoa ly kiểu ngắn
Hướng dẫn 5 cách cắm hoa ly để bàn tuyệt đẹp 3
Hoa ly thường được cắm nguyên cành dài, thậm chí càng dài càng được cho là đẹp, nhiều người còn cố để nguyên cả phần gốc củ của nó. Tuy vậy với cách cắm hoa hiện đại, bạn có thể cắm hoa ly ngắn mà vẫn rất đẹp. Chọn một ly vuông lớn, lót lá xanh vào lòng ly, đổ nước hay đặt xốp vào ly rồi cắm hoa. Chọn màu hoa phụ rực rỡ tương phản hay xen kẽ nhiều màu để hoa được nổi bật, phần lá xanh lót trong ly sẽ làm nền xanh thay cho toàn bộ phần lá cành bạn đã cắt bỏ đi. Cách cắm hoa ly này nhỏ gọn và dễ bày trong những không gian hẹp.
4. Cách cắm hoa ly tươi tắn tự nhiên
Hướng dẫn 5 cách cắm hoa ly để bàn tuyệt đẹp 4
Nếu bạn là fan trung thành của quan niệm mà chúng ta thường nói vui là "chân dài mới đẹp", bạn hãy chọn cách cắm hoa ly tự nhiên này nhé. Chọn cành ly thật dài, nguyên củ càng tốt, cắm vào một bồn/chậu hoa nhỏ chứa đất hoặc xốp cắm hoa. Bề mặt bồn/chậu được phủ một lớp rêu giả thật tự nhiên như bạn đã trồng hoa từ lâu lắm. Một số người còn cắm hoa vào chính bồn cây thật của mình: đào các lỗ nhỏ trong bồn đất, để các ống thủy tinh lọt vào đó rồi đổ nước để cắm hoa, sau cùng phủ rêu bề mặt để ngụy trang. Kiểu cắm hoa này rất tự nhiên vì bạn đã giữ nguyên toàn bộ nét đẹp vốn có của cành hoa ly.
5. Cách cắm hoa ly đẹp như hoa cưới
Hướng dẫn 5 cách cắm hoa ly để bàn tuyệt đẹp 5
Bạn nghĩ đấy là một bó hoa chứ đâu phải hoa cắm lọ để bàn? Thật ra đây là biến tấu thú vị từ hoa bó cầm tay sang hoa để bàn. Bạn có thể bày bó hoa này đứng dựng trên bàn vài hôm mà không hề héo. Bí quyết nào vậy? Đơn giản lắm nhé: bạn bó hoa như cách bó hoa tròn hay hoa cưới thông thường. Cắt đôi phần bó cành ở dưới rồi cùng cắm hai đầu bó cành vừa cắt vào một miếng xốp cắm hoa tròn trụ dài đã thấm no nước. Quấn ruy-băng hay lá che kín phần xốp. Giờ thì bạn có thể bày nguyên bó hoa đứng thẳng trên bàn mà không lo héo nữa rồi, hàng ngày bạn nhớ cho xốp uống đủ nước nhé, hoa sẽ luôn tươi nguyên như cắm trong lọ. Chiếc lọ đã "tàng hình" và bó hoa để bàn của bạn trở nên thú vị!
Hy vọng những cách cắm hoa ly tuyệt đẹp trên đây sẽ giúp bạn lựa chọn dễ dàng hơn một kiểu cắm hoa yêu thích cho riêng mình hoặc gợi ý cho bạn sáng tạo những cách cắm thú vị cho hoa ly và những loài hoa khác!

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Điều mà mọi người nên biết về kinh doanh hoa tươi ngày Tết

KINH NGHIỆM BUÔN BÁN HOA NGÀY TẾT LÃI LỚN!

Standard
Tết 2015 Ất Mùi sắp đến rồi đó. Chắc bạn đang có ý định kinh doanh hoa ngày Tết đúng không ạ? Mà bạn chưa bao giờ kinh doanh hoa ngày tết nên chưa có kinh nghiệm? Rất nhiều câu hỏi đặt ra cho việc kinh doanh buôn bán hoa dịp Tết như: Nên bán loại hoa gì? Mua ở đâu thì giá tốt nhất? Vốn tầm bao nhiêu? Kinh nghiệm chọn hoa tươi và cách bảo quản… Sau đây, xin được chia sẻ với các bạn một chút kinh nghiệm bán hoa ngày Tết lãi lớn nhé!
Kinh nghiệm buôn bán hoa ngày Tết LÃI lớn!
Vốn tầm bao nhiêu? Giá cả mỗi loại hoa mỗi khác. Tuỳ từng loại hoa bạn bán mà số vốn bỏ ra sẽ khác nhau. Nếu bán các loại hoa: Hồng, Cúc, Dơn… thì vốn chỉ tầm 3 – 4 triệu là bán được rồi. Còn hoa ly đắt, nên phải tầm 9 – 10 triệu mới nên bán hoa ly nhé.
Nên bán loại hoa gì? Tuỳ vào số vốn bạn có mà bạn nên chọn xem loại hoa mình bán chính là hoa gì. Nếu vốn ít thì bán những loại hoa thông dụng như: Hồng, Cúc, Dơn, Đồng tiền,…  Vốn nhiều nhiều chút thì mình bán hẳn hoa ly đi. Vốn nhiều, lãi cũng nhiều. Giá hoa hồng, Cúc tầm 8.00 -1.500 đồng/bông bán ra tầm  2.000 – 3.000, hoa Đơn mua khoảng 2.500 – 4.500 đồng/bông bán ra từ 7.000 – 10 .000, một cành ly giá 30.000, tụi mình bán được khoảng 60.000 – 70.000.
Chắc ăn thì bạn cứ bán mấy loại hoa rẻ rẻ như: Cúc, Hồng, Đồng Tiền… ý. Điều quan trọng là bạn phải biết mình sẽ bán ở đâu, không thể ”một mình làm thành một cái chợ” bạn nhé!
Mua ở đâu thì giá tốt nhất? Bạn nên tự mình đến các vườn lấy hoa, chợ đầu mối rồi mang về chợ nhà bán. Mà mua tận gốc nhưng nếu bạn không sành, không tham khảo giá cả thị trường hoa thì vẫn bị ”toi” đó. Vì người chủ vườn chỉ muốn bán giá cao thôi. Vì vậy, phải tham khảo kĩ thị thường thật kĩ nhé.
Các bạn ở Hà Nội có thể mua hoa ở vườn Hoa Tây Tựu, vườn hoa của Đại Học Nông nghiệp hoặc ở các chợ hoa lớn như Quảng Bá, chợ Hoa Mê Linh (Vĩnh Phúc).
“Mai Hương – thành viên trong nhóm đang học và trọ ở gần khu trồng hoa Tây Tựu – một trong những vựa nổi tiếng của Hà Nội chia sẻ: Mình thường lấy mối hàng từ các hộ dân trồng hoa tại đây. Do đó, giá hoa cất được khá rẻ, không qua mối lái trung gian, thậm chí quen thân các bạn còn được ưu đãi nhiều.”
Bắt đầu bán hoa từ ngày nào? Ngay từ hôm 22 Tết, khi mọi người ra chợ sắm đồ lễ ông Công – ông Táo, bạn có thể bán hoa Tết từ ngày đó được rồi nếu bạn có thời gian. Nếu không bạn có thể chỉ bán 2 hoặc 3 ngày cuối năm thui cũng được. Có bạn chia sẻ rằng chỉ bán trong 2 ngày tết thôi cũng đã thu lãi hơn 3 triệu rồi đó. Nếu bán bán Tết khoảng 5 ngày, thu lãi không nhỏ đâu đấy!”.
Chọn địa điểm bán? Vấn đề chọn địa điểm là vô cùng quan trọng. Điểm bán hoa Tết thường là chợ, đường nhiều người qua lại. Bạn nên đi sớm để chọn được điểm bán hoa thuận lợi nhất. Muốn có được vị trí đẹp cố gắng đi từ 3h sáng để giữ chỗ nhé. Địa điểm đắc địa có thể giúp bạn bán được nhiều hơn và giá cao hơn khá nhiều.
Kinh nghiệm chọn hoa tươi 
Mua hoa cần chú ý: tránh chọn hoa dập, nát, vết cắt cũ vì điều này thể hiện hoa đã cắt khá lâu và vận chuyển xa. Hoa để trong kho lạnh lâu ngày đưa ra sẽ héo rất sớm, lá rụng, hoa không nở tiếp. Hoa từ miền lạnh, đưa về vùng nóng ấm héo sớm hơn hoa trồng tại chỗ. Hoa hồng Sa Pa, Lào Cai về Hà Nội sẽ chóng hỏng, thậm chí không nở, rũ và héo dần so với hoa hồng trồng ở Mê Linh, Tây Tựu.
Cách bảo quản hoa bán dịp Tết
– Dịp Tết trời rét, vì vậy hoa cần được che đậy hoặc cho vào nhà để tránh tác hại của thời tiết (mưa, nắng, gió).
– Bạn cần chuẩn bị các chậu nước sạch để giữ hoa tươi (tự mang ở nhà đi), dùng bình xịt phun nước cho tươi hoa (hoặc có thể dùng chai nước ngọt, có đục lỗ ở nắp chai để tưới hoa), kéo để cắt, và tất nhiên không thể thiếu các phụ kiện để gói (giấy báo, dây buộc)…
– Để cho Hoa được tươi lâu thì nên bán đến đâu bó đến đó, giữ hoa ở chỗ mát, CẮT GỐC để hoa dễ hút nước mới sẽ tươi hơn.
Để cây và hoa tươi lâu, nên cắm chúng trong dung dịch cắm hoa hoặc nước mát có cho thêm vitamin C và B1, để ở nơi ít gió, một chuyên gia về thực vật học khuyến cáo.
Chú ý: Nếu hàng không chạy thì nên cố gắng chiều khách mà bán tháo đi vì hoa thì không bền đâu. Bán để lấy lại vốn thôi cũng được, rút kinh nghiệm cho lần sau.
Chúc các bạn buôn bán hoa năm nay thuận lợi, lãi nhiều nhiều nhé. Tết phải rủng rỉnh thì mới vui nhỉ!!!

Bí quyết sở hữu một thiên đường trên ban công nhỏ nhà bạn

Đam mê hoa tươi, chị Nguyễn Thanh Hương đã biến ban công của mình thành một vườn hoa rực rỡ. Nếu bạn muốn, thiên đường này cũng sẽ là của bạn

Cùng tham khảo kinh nghiệm của chị Hương về việc chọn hoa cũng như chăm sóc vườn hoa ban công nhé!
ban công, trồng hoa, sân thượng
Hãy biến ban công nhà bạn trở thành một vườn hoa rực rỡ sắc màu.

ban công, trồng hoa, sân thượng
Vườn hoa nhà chị Hương đa dạng với các loại hoa: Dạ Yến Thảo, Dừa Cạn, Păng – xê, Hồng tỉ muội,…
Theo chị Hương, trồng cây ban công cần sự cẩn thận, tỉ mẩn chăm chút hơn những cây cảnh trồng trong nhà. Bởi ban công là nơi nhiều ánh nắng nhất và là nơi sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất của gió và mưa. Vì vậy, cây trồng ban công nên là cây ưa sáng, chịu nước và thân cứng cáp, để có thể chống chọi với mọi biến đổi của thiên nhiên.
Có rất nhiều loại hoa thích hợp để trồng ngoài ban công như: Dạ Yến Thảo, Dừa Cạn, Păng – xê, Phong Lữ Thảo,… các bạn có thể tùy chọn theo sở thích. Tuy nhiên, đây đa số đều là những loài hoa xuất xứ từ nước ngoài, khi về Việt Nam đã được lai tạo lại để phù hợp với điều kiện thời tiết nước ta. Do đó, việc chọn giống rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng khi hoa trưởng thành và thu hoạch. Chị Hương chia sẻ: “Mình thường mua hoa tại vườn ươm hoa trên phố Kim Mã, giá cây ở đây khoảng 90.000 đồng/bầu, cao hơn giá thị trường nhưng mình thấy rất yên tâm về chất lượng cây giống. Mình mua thêm một lọ nước dinh dưỡng để bổ sung dinh dưỡng cho cây, thuận tiện trong quá trình chăm sóc, kích thích tăng trưởng.”
Dạ Yến Thảo
ban công, trồng hoa, sân thượng
Dạ Yến Thảo là cây thân cỏ, ưa nắng, rất thích hợp trồng ban công.
Dạ Yến Thảo là cây thân cỏ, ưa nắng, có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới ở khu vực Nam Mỹ. Dạ Yến Thảo gồm loại: Dạ Yến Thảo đơn và Dạ Yến Thảo kép. Các bạn lưu ý, muốn trồng hoa ban công nên lựa chọn Dạ Yến Thảo đơn nhé, vì hoa kép chịu mưa kém, trong khi Dạ Yến Thảo đơn hoa nhỏ hơn nhưng sai hoa hơn và chịu mưa rất tốt.
Hoa vốn có hình phễu nhưng hiện nay, các dòng Dạ Yến Thảo lai tạo có rất nhiều màu sắc và hình dáng đa dạng như sọc kẻ, hình sao, đốm chấm hoặc viền cánh với nhiều màu khác nhau.
ban công, trồng hoa, sân thượng
Dạ Yến Thảo được lai tạo với đa dạng màu sắc và hình dáng.
Dạ Yến Thảo được trồng quanh năm, liên tục ra hoa trong khoảng thời gian trung bình 3-4 tháng. Dạ Yến Thảo chịu nhiệt tốt, do đó không cần được tưới nước thường xuyên, chỉ cần tưới khi đất khô, sáng màu. Các bạn nên chú ý thường xuyên loại bỏ hoa lá héo hoặc nhạt màu, bấm ngọn để cây ra hoa lá mới.
ban công, trồng hoa, sân thượng
Thường xuyên loại bỏ hoa, lá héo hoặc nhạt màu và bấm ngọn để cây ra hoa lá mới.
Dừa cạn
Cây hoa dừa cạn là thực vật vùng nhiệt đới nên thích hợp nơi khô ráo, nhiệt độ cao, có ánh sáng mặt trời.
ban công, trồng hoa, sân thượng
Hoa dừa cạn là loài thực vật vùng nhiệt đới, phù hợp với điều kiện thời tiết Việt Nam.
Dừa cạn là loại hoa có cánh đơn, mỏng. Có nhiều màu sắc cho bạn chọn lựa như trắng, tím, hồng, đỏ. Dừa cạn rất thích hợp để trồng thảm, trồng chậu hoặc giỏ treo. Cây có sức sống khoẻ, có thể sống quanh năm, tốt nhất vào mùa hè và thời gian có nhiều nắng.
ban công, trồng hoa, sân thượng
Dừa cạn nên trồng theo thảm,…

ban công, trồng hoa, sân thượng
…hoặc giỏ treo.
Dừa cạn ra hoa, nếu đặt nơi không đủ sáng thì màu hoa không đẹp. Vì cây hoa dừa cạn thuộc cây nhiệt đới do đó ưa sáng phải đủ nắng hoa mới nhiều và sai, màu hoa sáng. Giải pháp treo chậu hoa và tưới nước mỗi ngày rất phù hợp với hoa dừa cạn vì ưa ẩm nhưng phải khô ráo.
ban công, trồng hoa, sân thượng
Ban công là nơi thích hợp để trồng Dừa cạn vì ở nơi nhiều nắng sẽ ra hoa màu đẹp và sai hoa.
Păng – xê (Pensee)
Khác với Dạ Yến Thảo và Dừa cạn, hoa păng xê nở từ tháng 11 năm này đến tháng 5 năm sau. Cây hoa Păng – xê có thể chịu rét, nên đặt cây ở vị trí có điều kiện dễ thoát nước và có ánh sáng đầy đủ. Từ mùa đông đến mùa xuân đều có thể thưởng thức vẻ đẹp của hoa pensee.
ban công, trồng hoa, sân thượng

ban công, trồng hoa, sân thượng
Păng-xê nên được đặt ở nơi có điều kiện thoát nước và có ánh sáng đầy đủ. 
Các bạn nên đặt cây hoa păng xê tại nơi có nhiều nắng. Cũng như Dạ Yến Thảo, nên đợi đất trên bề mặt khô ráo mới tưới nước, tránh tưới nhiều để gây ngập úng gốc. Ngắt bỏ hoa héo thường xuyên để cây siêng ra hoa. Vào tháng 4, cây thường bị sâu bệnh, chúng ta nên tiến hành phun thuốc trừ sâu vào thời điểm này trong năm.
ban công, trồng hoa, sân thượng
Păng-xê nên trồng vào khoảng tháng 9, 10 để có thể thưởng thức sắc đẹp của hoa vào tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
Với những cư dân sống nơi đô thị chật hẹp, thú chơi cây cảnh vốn được ưa chuộng bởi cây trồng trong nhà không chỉ để tô điểm thêm không gian sống mà còn có tác dụng thanh lọc không khí, giúp cho không khí xung quanh nhà bạn luôn trong lành.
Những chia sẻ của chị Hương cho thấy việc trồng hoa trên ban công cũng khá dễ dàng. Chỉ cần chú ý tưới nước dinh dưỡng theo tỷ lệ để cây ra nhiều hoa và là bạn đã có một vườn hoa ban công rực rỡ sắc màu quanh năm rồi. Còn chờ gì mà không tự tạo cho mình một ban công hoa theo sở thích. Chúc các bạn thành công.
ban công, trồng hoa, sân thượng
Để ban công nhà bạn trở thành vườn hoa mang cá tính riêng của bạn.

Bí quyết cắm hoa tươi lâu chắc chắn được gia đình tấm tắc, họ hàng tủm tỉm, đồng nghiệp tỉ tê






Bí quyết cắm hoa tươi lâu hơn


Nếu biết cách chăm sóc, hoa hồng và một số loài hoa khác có thể tươi nguyên đến hơn 4 ngày mà vẫn không bị rụng cánh hoặc héo úa. Dưới đây là một số mẹo vặt của những chuyên gia cây cảnh sẽ giúp hoa của bạn tươi suốt những ngày xuân.
Mẹo chung để cắm hoa tươi lâu
meo-giu-hoa-tuoi-lau
– Khi hoa đang nở rộ, bạn phun nước có pha 1 thìa đường vào chậu, hoa sẽ lâu tàn hơn.
– Nên nhúng cành vào nước khi muốn cắt bớt cành để trang trí hoặc tỉa lá. Khi cắt cành, bạn cắt vạt chéo để hoa dễ hút nước hơn.
– Tránh để hoa ở dưới ánh sáng trực tiếp, tránh thay đổi liên tục chỗ để, làm hoa khó thích nghi với môi trường, trở nên mau héo hơn.
– Có thể cho vào lọ cắm hoa thuốc aspirin hoặc vitamin B1 nghiền nhỏ, chè nguội, đá lạnh, nước súc miệng,… để khử trùng cho nước, làm hoa tươi lâu hơn.
Hoa mai
mai-vang

– Cắt cành mai vào lúc sáng sớm, dùng cưa sắc hoặc kéo để cắt. Cắm cành hoa vào lọ lớn, đựng được nhiều nước, châm nước liên tục mỗi ngày.
– Tương tự như đào, khi vừa cắt cành mai, bạn hơ gốc cành một đoạn khoảng 5cm qua lửa rồi cắm ngay vào nước.
– Tỉa bớt lá non trên cành mai để giúp hoa nở đẹp hơn. Không cắm hoa chung với các loại hoa dễ hỏng phần gốc như cúc, huệ, thược dược, lay ơn,…
Hoa đào
hoa-dao
Trước khi cắm cành đào, bạn hơ vết cắt qua lửa hoặc cho vào chậu nước nóng sẽ giúp hoa lâu tàn hơn.
Nếu đào nở nhanh, bạn cho nước đá vào bình cắm, đào sẽ nở chậm lại. Nếu đào nở chậm, bạn đắp một nắm vôi quanh gốc sẽ giúp đào nở chỉ sau một đêm.
Hoa lan
hoa-lan
Khi mới mua về, để cây vào chỗ thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Buổi tối, bạn bọc cây vào vải ẩm, đến ban ngày thì bỏ ra. Cách này sẽ giúp hoa tươi lâu.
Hoa ly
hoa-ly-ly
Để hoa ly tươi lâu, bạn bứt phần đầu nhị đi để phấn tránh làm bẩn cánh hoa. Ngoài ra, xịt nước lên hoa mỗi ngày cũng giúp hoa tươi lâu.
Hoa cúc
hoa-cuc-vang
Cúc là loại hoa tươi lâu, bạn chỉ cần cho một chút phân urê vào nước cắm hoa sẽ giữ được hoa tươi cả tháng.

Hà Nội: Hoa tết nở bung quá sớm, nguy cơ Tết thiếu hoa trầm trọng

Những ngày gần đây (22-01-2015), hoa tươi ở làng Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội) rẻ đến nỗi người dân không buồn bán. Họ thuê người cắt bỏ toàn bộ số hoa nở sớm, chất đầy bờ ruộng. Trong khi đó ở Mê Linh (Hà Nội) vì mất mùa, người dân không có hoa để bán đúng dịp tết. Hai khu vực này cung cấp hoa cho cả Hà Nội, vì vậy, nguy cơ Tết khan hiếm hoa tươi đã chắc đến 90%.

Tây Tựu - Hoa tươi chất đầy bờ ruộng

Năm nay do thời tiết nắng nóng kéo dài lại ít mưa nên khoảng nửa tháng nay, hoa cúc ở Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội) bung nở rất nhiều, hoa nở không đúng dịp tết nên giá bán rẻ như cho. 

Hà Nội: Hoa tết nở bung quá sớm, bán rẻ như cho 1
Ruộng hoa vừa được cắt bỏ của gia đình anh Đinh Đăng Tuấn.

Theo nhiều hộ dân ở đây, hoa cúc vàng loại đẹp có giá bán lẻ là 200 đồng/bông, loại xấu chỉ 100 đồng/bông. Nếu bán buôn, giá còn rẻ hơn nhiều, chỉ 10.000 đồng/bó cúc 70 bông. "Cắt hoa mỏi tay bán mà chưa mua nổi một ly trà đá" – chị Nguyễn Thị Vân, chủ một ruộng hoa cúc vàng ở Tây Tựu, thở dài.

Hà Nội: Hoa tết nở bung quá sớm, bán rẻ như cho 2
Chị Vân đang nhổ bỏ hoa cúc vàng vì giá quá rẻ, không buồn bán cho thương lái

Chị Vân chia sẻ: "Tầm này năm trước, giá hoa cúc thấp nhất cũng được 1.000 đồng/bông. Năm nay rẻ quá, ở đây nhiều người thà thuê máy cắt cỏ về dọn ruộng còn hơn phí công cắt bán cho thương lái".

Hà Nội: Hoa tết nở bung quá sớm, bán rẻ như cho 3

Hà Nội: Hoa tết nở bung quá sớm, bán rẻ như cho 4
Hoa cúc trắng chất đầy đường

Tuy nhiên, thiệt hại nặng nhất là những hộ trồng cúc trắng. Khoảng một tháng nay, hoa cúc trắng đã nở rộ nhưng lại không có khách hỏi mua. Nhiều gia đình đành để hoa chết bạc hoặc thuê người cắt bỏ, tranh thủ trồng các loại rau ngắn ngày phục vụ Tết âm lịch.

Anh Đinh Đăng Tuấn, một nông dân ở làng Tây Tựu cho biết, năm nay, gia đình anh mất trắng 14 triệu đồng vì đầu tư trồng 2 sào cúc trắng. Anh Tuấn chán nản: "Tôi có mấy sào hoa cúc, cúc trắng cúc vàng, cúc nào cũng nở hết rồi. Riêng cúc trắng không bán được một bông nào, gia đình tôi nguy cơ mắc nợ hơn 30 triệu vì hoa tết".

Việc hoa được mùa nhưng mất giá đang trở thành nỗi ám ảnh chung của người dân Tây Tựu bởi tất cả các loại hoa đều xuống giá nghiêm trọng. Các loại hoa sôn, thược dược, đồng tiền... đều có giá dưới 1.000 đồng/cành. Hoa hồng vì hanh khô nên mất mùa, nhưng giá bán cũng không nhích hơn các loại hoa khác, loại đẹp chỉ 500 đồng/bông. 

Riêng hoa ly nhờ áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật như trồng trong nhà kính và thắp điện nên chưa bung nở. Tuy nhiên, anh Nguyễn Tiến Đạt - chủ một hộ trồng hoa ly, cho biết: "Nếu cứ nồm ấm thế này thì kiểu gì hoa ly cũng nở sớm. Vì thế, tết năm nay khả năng dân Tây Tựu không có hoa mà xuất bán ra thị trường".

Hà Nội: Hoa tết nở bung quá sớm, bán rẻ như cho 7
Hoa hồng ở Tây Tựu mất mùa, lác đác chỉ một số cây hoa có nụ

Theo chị Nguyễn Thị Hương, năm trước chỉ với hơn 1 sào cúc, chị thu về gần 15 triệu đồng tiền lãi. Năm nay, dù chị đã tính toán cẩn thận để trồng hoa muộn hơn các nhà khác nhưng vì giá cả xuống thấp nên sau khi trừ mọi chi phí, chị Hương chỉ mong hòa vốn.

Mê Linh - Nông dân trắng tay vì mất mùa

Mấy năm nay, Mê Linh trở thành nơi cung ứng hoa hồng hàng đầu ở khu vực miền Bắc. Hoa hồng Mê Linh nổi tiếng với những bông hoa có kích thước khá lớn, dài và đẹp. Khác với hoa Tây Tựu được mùa mất giá, năm nay người dân Mê Linh điêu đứng vì hoa tết không nở, nhiều diện tích trồng hoa hồng có nguy cơ mất trắng.

Hà Nội: Hoa tết nở bung quá sớm, bán rẻ như cho 8
Hoa hồng ở Mê Linh mất mùa, nhiều cây không cho nụ

Theo bà Hợp, thời tiết khắc nghiệt là lý do chính khiến hoa hồng ở Mê Linh không thể nở đúng vụ tết âm lịch. Những gia đình cắt ngọn sớm thì hoa đã bung nở gần hết. Nhiều hộ cắt muộn thì gặp đợt rét, hoa bị cháy ngọn không lên được. Vì thế, trong khi người dân Tây Tựu đang mong trời lạnh để ngăn hoa nở sớm thì ở Mê Linh, người ta lại cầu trời nóng ấm để hoa nở đúng dịp.

Một số hộ dân khác ở Mê Linh vẫn nuôi hy vọng sẽ kéo lại vốn đầu bằng cách phun thuốc để hoa nở sớm và giúp thân cây phát triển mập mạp hơn. Tuy nhiên, cách làm này khá tốn kém và được cho là nhiều rủi ro. Anh Dương Văn Hùng, chủ một hộ trồng hoa ở Mê Linh cho biết: "Nếu thời tiết tiếp tục nắng hanh, khô và lạnh thì có thắp điện, phun thuốc vẫn không ăn thua. Ít ra từ bây giờ trời phải liên tục mưa ẩm, gió nồm thì hoa mới nở đúng mùa được".

Dù có sự khác biệt lớn về mùa vụ nhưng nông dân ở cả Mê Linh và Tây Tựu đều chung cảnh lao đao vì hoa tết.
 
Theo
 Thu Hường / Trí Thức Trẻ

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Nguồn gốc Hoa Ly

BÍ MẬT CỦA LOÀI HOA LY

Ý nghĩa của loài hoa ly: Sắc đẹp - Đức hạnh - Thanh cao - Quý phái - Kiêu hãnh. Hoa ly tượng trưng cho sự trinh trắng, lòng chung thuỷ và cao thượng.

Vì sao hoa ly mang ý nghĩa như vậy??? HOA LY TẾT muốn giới thiệu đến các bạn về Truyền thuyết của Hoa Ly:
Ngày xưa có hai người trẻ tuổi yêu nhau. Chàng trai tên Giắc và cô gái tên Lily. Một ngày, chàng Giắc phải lên đường ra trận. Họ chia tay vô cùng bịn rịn. Chàng trai rút trái tim nóng bỏng của mình ra khỏi lòng ngực trao cho người mình yêu:
- Em hãy giữ lấy nó, đợi anh về. Đi đánh trận thì không cần trái tim đâu.
Lily cất trái tim người yêu vào chiếc hộp quý bằng bạc rất đẹp. Ngày nào cô cũng ngồi bên nó và chờ chàng trai trở về. Ngày nào cô cũng nhìn xa xăm về hướng mà Giắc đã đi. Bao năm trôi qua người cô yêu dấu vẫn bặt vô âm tín.
Một hôm, cha Lily nói với cô:
- Đã mười năm rồi con gái ạ. Có lẽ con nên lấy chồng thôi. Chắc gì Giắc đã trở về. Trận mạc biết thế nào mà chờ
Lily trả lời cha trong nước mắt:
- Cha ơi, nhất định chàng sẽ về với con vì chàng đã trao trái tim cháy bỏng tình yêu cho con rồi. Trái tim chàng đang ở bên con. Làm sao con có thể lấy ai khác được
Người cha chỉ biết lắc đầu buồn bã.
Lại mười năm nữa trôi đi. Những người lính cũng đã lần lượt trở về. Lily hỏi về Giắc nhưng chẳng ai biết gì. Một lần, em gái Lily lựa lời nói với chị mình:
- Chắc anh ấy đã phải lòng cô gái khác và ở lại nơi xa xôi nào đó rồi. Chị đừng mong ngóng nữa
Lily không chịu nghe:
- Em ơi, làm sao chàng có thể yêu ai khác khi trái tim chàng đang ở chỗ chị. Không có trái tim thì yêu sao được?
Trên thực tế thì nhiều năm qua Giắc đã quen sống không có trái tim. Chàng chỉ quen đánh nhau, chém giết một cách vô cảm. Chiến tranh kết thúc, chàng tham gia vào một băng cướp, chuyên đi cướp bóc của cải. Một hôm, Giắc đã nhẫn tâm đuổi thủ lĩnh toán cướp đi để mình nắm quyền chỉ huy. Gã thủ lĩnh này rất uất ức nên quyết định tìm về quê Giắc để nói cho người dân biết về con ngươi vô ơn ấy. Qua bao nhiêu đường đất, cuối cùng gã thủ lĩnh cũng đến được làng quê Giắc. Người đầu tiên gã găp là một bà già với nét mặt u sầu và đôi mắt khắc khoải nỗi niềm. Gã bắt chuyện:
- Bà có phải là người làng này không?
- Phải. Tôi ở làng này từ bé đến giờ
- Bà có biết Giắc không?
- Ôi, Giắc chính là người tôi mong mỏi đợi mòn suốt bao nhiêu năm nay. Tôi đã hỏi han khắp nơi mà không biết tin gì về anh ấy. Ông làm ơn kể cho tôi nghe đi! Gã thủ lĩnh thấy trong ánh mắt Lily vẫn đang rực cháy ngọn lửa tình yêu nên không nỡ nói lại sự thật xấu xa.
- Thì ra bà chính là người yêu của Giắc. Tôi rất tiếc phải báo cho bà một tin buồn. Giắc đã hy sinh trong chiến trận rồi…Nhưng anh ấy chiến đấu dũng cảm và rất yêu bà, luôn nhắc đến bà…


Lily đau đớn nghĩ thầm “Vậy là Giắc của mình đã ở dưới đất sâu…Nhưng không có trái tim thì anh ấy sao nằm yên được? Mình phải tìm mộ anh và trao lại cho anh trái tim chan chứa tình yêu”.
Rồi Lily ôm chiếc hộp quý mà bấy lâu bà vẫn cất giữ lên đường. Bà đi mãi, đi mãi, quên cả đói khát và mệt mỏi. Một mình tới những vùng đất xa lạ, vắng vẻ, bà cũng không quản ngại. Có người khuyên không nên đi tiếp vì ở chốn rừng núi hoang vắng rất nguy hiểm, có thể gặp bọn cướp, bà cũng không nghe…Và rồi quả nhiên, Lily đã bị mấy tên cướp cướp mất chiếc hộp. Bà van xin chúng, kể với chúng về mối tình của mình, về trái tim mà bà gìn giữ bao nhiêu năm, về người yêu dũng cảm đã hi sinh của mình…..nhưng chúng chẳng hề động lòng. Chúng mang chiếc hộp về dâng cho thủ lĩnh và thi nhau giễu cợt chuyện bà già mang chiếc hộp đựng trái tim để trao lại cho chàng trai
Bất chợt, thủ lĩnh toán cướp giật mình và mở chiếc hộp ra. Hắn sững sờ và choáng váng khi nhận ra trái tim của chính mình. Trái tim bỗng cất lời:
- Nếu còn một chút tử tế, hãy đừng nói sự thật với Lily. Hãy để bà ấy tưởng rằng ngươi đã hi sinh anh dũng trong chiến đấu.
Giắc vội đậy chiếc hộp lại và ra lệnh cho bọn thủ hạ mang trả lại Lily. Hắn yêu cầu đàn em phải chỉ cho Lily một nấm mồ, coi như đó là mộ của hắn. Dọc đường, bọn tay chân bàn nhau bí mật giữ chiếc hộp bạc quý giá lại nhưng chúng vẫn tìm một nấm mồ và chỉ cho Lily. Lily tin đó là nơi Giắc yên nghỉ. Không còn trái tim để trao lại cho người yêu, cũng không nỡ bỏ đi khi người yêu nằm đó thiếu trái tim nên Lily quyết định lấy trái tim của chính mình vùi xuống nấm mồ.
Từ nơi ấy, một cây huệ Tây đã mọc lên. Hoa của nó trắng muốt- một màu trắng tinh khiết và toả sáng. Huơng hoa thơm ngát, lan xa. Người ta gọi nó là hoa Lily, hay đơn giản hơn là hoa Ly - loài hoa tượng trưng cho tình yêu, lòng chung thuỷ và sự bao dung, cao thượng.